Đề xuất vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2 nội dung về đảm bảo đất cho đồng bào dân tộc

07/06/2023

TN&MTTại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc đề nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2 nội dung liên quan tới việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, ĐBQH Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phản ánh về những bất cập trong việc giao đất cho đồng bào sản xuất, trong đó có trường hợp giao đất cho đồng bào nhưng đất sản xuất không đủ điều kiện cơ bản khiến đồng bào không sản xuất được rồi bỏ; tình trạng lấn chiếm, bán, sang nhượng đất sau khi được giao… thời gian qua. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm rõ các nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nào để xảy ra tình trạng này và những giải pháp căn cơ. Đồng thời, Bộ trưởng có đề xuất gì góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

 Đề xuất vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2 nội dung về đảm bảo đất cho đồng bào dân tộc

ĐBQH Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại phiên chất vấn

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, trên thực tế có tình trạng người dân đã được cấp đất nhưng trong quá trình sử dụng, người dân đã chuyển nhượng, mua bán, cho tặng… theo quy định của pháp luật. Việc người dân chuyển nhượng, mua bán, cho tặng… là theo quy định của pháp luật và chính quyền địa phương cũng xác nhận theo đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp người dân chuyển nhượng trái phép, không có sự xác nhận của chính quyền.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc có địa phương thống kê cả những trường hợp trên. Do đó, các địa phương cần rà soát kỹ lưỡng các trường hợp để đảm bảo sự công bằng khi triển khai.

Về vấn đề trách nhiệm để xảy ra những bất cập trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, các pháp luật đất đai, xây dựng, đô thị… đều đã phân cấp địa phương thực hiện, kể cả việc cấp Giấy chứng nhận. Do đó, cần có sự phối hợp để giải quyết triệt để như: Trung ương kiểm tra, đôn đốc; địa phương kiểm tra, xử lý. “Khi sửa Luật đất đai và các pháp luật khác có liên quan sẽ có những chế tài để giải quyết việc này tốt hơn”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nói.

 Đề xuất vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2 nội dung về đảm bảo đất cho đồng bào dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh giải trình tại phiên chất vấn

Về đề xuất góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Dân tộc cũng tham gia góp ý và có Văn bản gửi Ban Chỉ đạo, Bộ TN&MT tổng hợp. Theo đó, Ủy ban Dân tộc đề nghị 2 khoản tại Điều 27 Dự thảo: “Có chính sách đất đai cho đất ở, đất sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng” và “có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp”.

Đặt câu hỏi cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những vấn đề "nhức nhối" nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Từ đó, ông đề nghị Bộ trưởng cho biết những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong thời gian tới để giải quyết tình trạng này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, còn rất nhiều hộ dân thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất. Qua quá trình rà soát, nhu cầu đất ở là trên 24 nghìn hộ gia đình, đất sản xuất là 43 nghìn hộ gia đình.

Ủy ban Dân tộc hiện đã đưa vào nghiên cứu khả thi và trình Thủ tướng kế hoạch dự kiến đến năm 2025 giải quyết 60% nhu cầu nhà ở cho người dân, giai đoạn 2026-2030 giải quyết 40% còn lại. Trong đó, tập trung giải quyết nhà ở cho những vùng đồng bào khó khăn nhất, người dân ở đó chưa được hưởng chính sách nào.

Riêng về đất sản xuất, theo thống kê, nhiều địa phương đã hết quỹ đất để bố trí cho đồng bào; một số địa phương còn quỹ đất để lập khu vực sản xuất tập trung cho bà con. Hiện nay, Chính phủ cũng có chính sách giao cho các bộ, ngành, địa phương rà soát lại quỹ đất của nông, lâm trường để dành một phần bố trí cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

“Các Bộ, ngành, địa phương đang thực hiện nhưng chậm. Thời gian tới chúng tôi cùng với Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh rà soát công việc này”, ông Lềnh nó.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam là đối tác tiên phong trong nền tảng NPAP chống ô nhiễm nhựa

Ngành Thú y phải chủ động, chuyên nghiệp, bền vững hơn

Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Halal Pakistan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Nông nghiệp

Người mang lại giá trị sản phẩm chè Tân Cương, Thái Nguyên

Kết quả hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Dự án 5

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp cùng FAO tổ chức Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình OCOP

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản mùa vụ

Tài nguyên

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Khát vọng quốc gia biển

Quản lý tài nguyên khoáng sản tại Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ từ thực tiễn, chính sách

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Môi trường

Lâm trường Lục Ngạn: Đổi thay từ chuyển đổi mô hình

Bài cuối: Từ nền móng vững chắc đến kỳ vọng phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UNDP ra mắt cơ chế chính sách đa bên chống ô nhiễm nhựa

Thúc đẩy hành động từ dữ liệu: Hướng tiếp cận mới cho quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

PGS.TS Nguyễn Văn Chiều: Hun đúc bản lĩnh chính trị - Thắp lửa nghiên cứu - Kiến tạo thế hệ trí thức mới cùng tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW

Tạo nguyên liệu, nhiên liệu từ rác thải tại chợ Dĩnh Kế, phường Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu cơ bản làm nền tảng khoa học vững chắc cho phòng chống thiên tai

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Chính sách

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao Bằng khen cho YeaH1 vì đóng góp phát triển du lịch qua chương trình “Gia đình Haha”

Đắk Lắk: Du lịch biển rừng, hội tụ giao thoa hướng tới phát triển kinh tế sau sát nhập

Phía sau vết dầu loang: Hành trình trả ơn thiên nhiên của ông Phạm Văn Sơn

Tổ chức FAO khuyến nghị Việt Nam trao công nghệ AI tận tay nhà nông

Diễn đàn

Thời tiết ngày 11/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 10/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa rào và dông, cục bộ mưa rất to

Thời tiết ngày 9/7: Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Đắk Lắk, Khánh Hòa nắng nóng

Thời tiết ngày 8/7: Vùng núi Bắc Bộ, Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ cục bộ mưa to